Robot hợp tác và tương lai của ngành tự động hóa Việt Nam

Robot hợp tác và tương lai của ngành tự động hóa Việt Nam

Theo dự đoán, Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu thế của khu vực Đông Nam Á. Khi mà các doanh nghiệp ngày càng sử dụng robot hợp tác (cobot) nhiều hơn trong các dây chuyền sản xuất của mình. Mục đích là để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Cobot là gì?

Cobot (collaborative robot) là những robot hợp tác. Chúng được thiết kế để làm việc cùng với con người một cách an toàn. Chúng đang giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô tiếp cận với quá trình tự động hóa. Với những tính năng an toàn sẵn có, người lao động có thể làm việc với cobot ở cự li gần một cách an toàn mà không phải lắp đặt hàng rào an toàn (tùy thuộc vào việc đánh giá rủi ro).

Cobot 1

Cobot sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho con người trong tương lai

Những ưu điểm vượt trội của cobot

Cobot được thiết kế một cách gọn nhẹ, chắc chắn và linh hoạt. Nó có khả năng làm việc trong không gian nhỏ và ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. So với robot công nghiệp truyền thống, cobot có giá rẻ hơn và chi phí thiết lập ít hơn.

Một cuộc họp báo ngắn đã diễn ra chiều 8/7/2018. Trong buổi họp, bà Shermine Gotfredsen – Tổng giám đốc Công ty Universal Robots (UR) khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương đã chia sẻ nhiều thông tin. Bà cho biết Việt Nam là thị trường mới nổi cho robot. Tuy nhiên, trong khu vực thì việc triển khai robot vẫn còn khá thấp. Tại Đông Nam Á, Singapore đang dẫn đầu việc sử dụng robot với 488 con/10.000 lao động. Tiếp theo là Thái Lan và Malaysia với 45 con và 34 con. Dự đoán Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu thế. Khi mà các doanh nghiệp sẽ ngày càng sử dụng robot nhiều hơn trong các dây chuyền sản xuất của mình.

Cobot 3

Cobot đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các dây chuyền sản xuất

Theo khảo sát từ Frost & Sullivan, thị trường tự động hóa Việt Nam sẽ có trị giá 184,5 triệu USD vào 2021. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực tập trung vào việc phát triển các sáng kiến và ban hành pháp luật. Đây là cơ sở để đẩy nhanh quá trình tự động hóa. Trong số những nỗ lực này có Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011 – 2020. Chương trình này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa. Nó đồng thời ưu tiên vào tầm quan trọng của robot công nghiệp và tự động hóa công nghệ cao.

Khi đó, các robot hợp tác được đánh giá sẽ đóng một vai trò ngày một lớn hơn trong thị trường tự động hóa và điều khiển tại Việt Nam.

Tiềm năng to lớn của cobot trong nền kinh tế tương lai

Bà Shermine Gotfredsen nhận định: “Nhu cầu cobot đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ tiên tiến và robot. Hơn nữa, chính phủ đã đưa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành ưu tiên hàng đầu. Từ đó phát triển các kế hoạch hành động để thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn”.

Bà cũng thông tin, cobot mang lại lợi ích vô tận cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Vì chúng làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng đầu ra. Đồng thời chúng góp phần tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của người lao động.

Cobot 2

Cobot góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động

“Việc sớm áp dụng công nghệ tự động hóa sẽ cho phép các nhà sản xuất vượt trội hơn đối thủ của mình. Đồng thời giúp họ giải quyết nhiều vấn đề. Ví dụ như gia tăng chi phí hoạt động, cung cấp môi trường làm việc thân thiện. Đặc biệt là với sức khỏe, an toàn cho người lao động. Đây là điều cần thiết. Nó giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động trên toàn cầu. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp này còn có thể duy trì được tính cạnh tranh”. Trích lời bà Shermine Gotfredsen cho biết thêm.

Tổng giám đốc UR khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương Shermine Gotfredsen lạc quan về việc UR mở rộng hoạt động của hãng tại Việt Nam. Điều này phù hợp với sự tập trung ngày càng gia tăng của chính phủ. Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tìm hiểu thêm :