Phương pháp kiểm soát độ ẩm nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi thành phẩm

Phương pháp kiểm soát độ ẩm nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi thành phẩm

Kiểm soát chất lượng là khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó kiểm soát độ ẩm là một bước quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu phương pháp kiểm soát độ ẩm của nguyên liệu thô cũng như thức ăn chăn nuôi thành phẩm.

Vai trò của việc kiểm soát độ ẩm của nguyên liệu thô và thành phẩm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn hơn so với các nước phát triển. Điển hình là Việt Nam. Việc cung cấp đầy đủ nguyên liệu là một trong những khó khăn mà các công ty này thường xuyên gặp phải. Lựa chọn về nguồn nguyên liệu cũng có thể bị hạn chế. Vì chính phủ không muốn chuyển hướng ngoại tệ vốn khan hiếm cho nguyên liệu nhập khẩu. Giá cả và tính sẵn có của thức ăn sản xuất trong nước thường chịu sự biến động theo mùa.

Vì những lí do trên, việc kiểm soát chất lượng của cả nguyên liệu thô và thành phẩm là khâu bắt buộc. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Phương pháp kiểm soát chất lượng và độ ẩm nguyên liệu thô trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Mục đích của kiểm soát chất lượng nguyên liệu thô là để đảm bảo đáp ứng các thông số kỹ thuật tối thiểu. Chính xác hơn, nó liên quan đến thành phần chính xác của nguyên liệu thô. Đồng thời hàm lượng của các chất độc hại phải trong khoảng quy định. Có như vậy thức ăn chăn nuôi hỗn hợp mới đạt giá trị dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe vật nuôi. Các thông số kỹ thuật này thường được xác định bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Bên cạnh đó là các nhân viên kiểm soát chất lượng của các nhà máy. Một khi các thông số kỹ thuật của nguyên liệu thô được thống nhất sử dụng, chúng phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Kiểm tra sơ bộ nguyên liệu thô

Vật liệu nhận được tại nhà máy phải được kiểm tra vật lý kỹ lưỡng để xác định những vấn đề sau đây:

  • Độ ẩm
  • Sự hiện diện của kim loại phế liệu, đá, bụi bẩn hoặc các chất gây ô nhiễm phi sinh học khác.
  • Sự hiện diện của côn trùng.

Độ ẩm của hạt thức ăn nên được xác định bằng một trong những quy trình sẵn có. Những quy trình này đã được kiểm chứng và đẩy nhanh quá trình kiểm soát độ ẩm của nguyên liệu thô. Bất kỳ mẻ nguyên liệu thô có độ ẩm cao hơn 13% có khả năng bị côn trùng và nấm mốc tấn công rất cao. Vì vậy chúng nên được tách riêng ra khỏi các nguyên liệu khác. Tốt hơn là các vật liệu có độ ẩm cao không nên đưa vào dây chuyền sản xuất. Cho đến khi chúng được sấy khô.

Lấy mẫu

Lấy mẫu là khâu quan trọng nhất trong kiểm soát chất lượng cũng như độ ẩm của nguyên liệu thô. Bởi vì không có phân tích nào có thể được thực hiện tốt bằng lấy mẫu. Do đó, việc xây dựng quy trình phù hợp để lấy mẫu đại diện để đánh giá chất lượng là rất cần thiết.

Lấy mẫu các thành phần đóng gói được thực hiện với một đầu dò. Đầu dò được thọc vào bao đựng nguyên liệu theo đường chéo và theo chiều ngang. Từ góc này sang góc khác của bao. Tất cả các bao nguyên liệu đều phải được lấy mẫu. Nếu như lô nguyên liệu có từ 10 bao trở xuống. Trong các lô hàng lớn hơn, 10% của tất cả các bao phải được lấy mẫu. Đối với các lô hàng nhỏ hơn 10 tấn, mỗi tấn cần lấy 2 mẫu thử. Những lô hàng từ 10 – 100 tấn yêu cầu 1 mẫu thử/1 – 2 tấn nguyên liệu thô, tùy thuộc vào kích thước của lô hàng. Các mẫu được thực hiện theo cách trên phải được gộp lại. Sau đó chúng được trộn kỹ và giảm từ 1 – 2 kg trọng lượng.

Các nguyên liệu thô khác được lấy mẫu bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên các mảnh từ các phần khác nhau của toàn bộ lô hàng. Số lượng khoảng 5 mảnh/tấn nguyên liệu. Các mảnh sau đó phải được nghiền, trộn kỹ và giảm khối lượng như đã nêu ở trên.

Các mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng phải được đặt trong các thùng chứa kín. Trước khi phân tích hóa học, các mẫu phải được khử thành bột bằng máy xay sinh tố loại Waring hoặc cối.

Phương pháp kiểm soát chất lượng và độ ẩm thức ăn chăn nuôi thành phẩm

Kiểm soát chất lượng của thức ăn chăn nuôi thành phẩm bao gồm xác định quy trình sản xuất. Mục đích nhằm đảm bảo rằng các thành phần đã được thêm vào theo tỷ lệ chính xác theo công thức. Tính không đồng nhất của thành phẩm có thể xuất phát từ nguyên nhân trộn không đúng hoặc tách thành phần không mong muốn. Thông qua kiểm soát chất lượng, tình trạng này có thể được phát hiện kịp thời. Nếu có thể xác định rằng nguyên liệu thô phù hợp với thông số kỹ thuật thì chỉ cần kiểm tra định kỳ trên thành phẩm là đủ.

Kiểm tra sơ bộ thành phẩm thức ăn chăn nuôi

Hầu hết các nhà máy hiện đại đều được trang bị sàng và nam châm dọc theo các băng chuyền. Mục đích là để loại bỏ kim loại, đá và các chất độc khác từ nguyên liệu thô. Tuy nhiên, các chất gây hại nhỏ hơn có thể bị bỏ qua. Vì vậy phải tiến hành kiểm tra vật lý thành phẩm. Từ đó xác định sự hiện diện của các chất gây hại đó. Hoạt động này cần được giám sát bởi bởi người quản lí chất lượng tại nhà máy. Nhiệm vụ của họ là xác định xem chúng có nguồn gốc từ nguyên liệu thô. Hay chúng là kết quả của việc bảo quản không đúng cách trong nhà máy.

Thức ăn chăn nuôi thành phẩm

Thức ăn chăn nuôi thành phẩm

Lấy mẫu

Để phát hiện tính không đồng nhất của thành phẩm, nên lấy mẫu trong thời gian đóng bao. Cách thực hiện là lấy một nắm từ bao thứ 5 của mỗi 40-50 bao. Sau đó gộp các mẫu thành phẩm riêng lẻ. Kiểm tra tính biến đổi được thực hiện tốt nhất bằng cách thăm dò bao thành phẩm bằng đầu dò ngắn. Bao gồm phần đỉnh, phần giữa và phần đáy bao.Các thử nghiệm có thể được thực hiện trên mỗi mẫu. Hoặc các mẫu từ cùng một bao có thể được kết hợp và trộn trước khi phân tích tùy thuộc vào vấn đề được đưa ra.

Kích thước của các mẫu thức ăn thành phẩm chỉ cần bằng một nửa so với nguyên liệu thô. Tức là 0,5 – 1 kg. Các mẫu được gửi để phân tích hóa học nên được đặt trong các thùng chứa kín.

Phương pháp phân tích độ ẩm

Cân và đặt 4-5 g mẫu thử nguyên liệu thô trong một cái đĩa bằng nhôm, có mái che. Sấy khô đến khối lượng không đổi ở 100 – 105°C trong lò sấy.

Công thức tính độ ẩm của mẫu thử:

Công thức tính độ ẩm

Trong đó:

  • Moisture content: độ ẩm của mẫu thử (%)
  • Weight fresh sample : khối lượng mẫu thử sạch
  • Weight dry sample: khối lượng mẫu thử đã sấy khô

Qua bài viết này, chúng ta đã phần nào biết được tầm quan trọng của việc kiểm soát độ ẩm của nguyên liệu thô và thành phẩm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn. Hẹn gặp lại trong những bài viết sau.

Nguồn: fao.org

Hạo Phương là nhà nhập khẩu và phân phối các thiết bị điện công nghiệp của các thương hiệu lớn trên thế giới. Đồng thời Hạo Phương cũng là nhà thầu xây dựng công trình và tích hợp hệ thống công nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ qua Hotline: 1800 6547
Hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!