Thảm họa hạt nhân Chernobyl : Diễn biến và hậu quả

Thảm họa hạt nhân Chernobyl : Diễn biến và hậu quả

Thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là một thảm họa hạt nhân gây chấn động thế giới. Nó vẫn còn để lại nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời cho đến ngày hôm nay.

Chuyện gì đã xảy ra tại Chernobyl?

Vào ngày 25 và 26/4/1986, vụ thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử ngành năng lượng hạt nhân đã xảy ra ở phía bắc Ukraine. Một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã phát nổ. Các nhà khoa học ước tính con người không thể sinh sống xung quanh khu vực nhà máy cũ nữa. Ít nhất là đến 20.000 năm sau.

Một góc Chernobyl bị bỏ hoang

Một góc Chernobyl bị bỏ hoang sau thảm họa

Thảm họa xảy ra gần Pripyat, Ukraine (lúc này còn thuộc Liên bang Xô Viết cũ). Đây là nơi được Liên Xô đầu tư rất nhiều vào năng lượng hạt nhân sau Thế chiến II. Bắt đầu từ năm 1977, các nhà khoa học Liên Xô đã lắp đặt 4 lò phản ứng hạt nhân RBMK tại nhà máy điện Chernobyl.

Những diễn biến chính của thảm họa

Vào ngày 25/4/1986, việc bảo trì định kỳ đã được lên kế hoạch tại lò phản ứng số 4. Lò phản ứng này thuộc nhà máy điện hạt nhân V. I. Lenin (nhà máy điện hạt nhân Chernobyl). Các công nhân đã lên kế hoạch kiểm tra xem lò phản ứng này có khả năng tự làm mát hay không nếu bị mất điện. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, họ đã vi phạm các giao thức an toàn. Nguồn năng lượng tăng vọt bên trong nhà máy.

Ban quản lý nhà máy đã cố gắng vô hiệu hóa lò phản ứng hoàn toàn. Tuy nhiên một đợt gia tăng năng lượng khác đã gây ra một chuỗi các vụ nổ bên trong lò phản ứng số 4. Cuối cùng, lõi hạt nhân bị quá tải nhiệt. Nó đã giải phóng một lượng khổng lồ chất phóng xạ vào khí quyển.

Khắc phục sự cố

Lực lượng cứu hỏa được huy động khẩn cấp để dập tắt một loạt các vụ cháy tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Máy bay trực thăng cũng được điều đến nhà máy. Nó thực hiện việc đổ cát và các vật liệu khác vào lò phản ứng. Mọi hành động cứu hộ đều nhằm mục đích dập tắt các đám cháy. Bên cạnh đó là ngăn chặn sự ô nhiễm chất phóng xạ ra ngoài môi trường

Đã có 2 người chết trong các vụ nổ. Nhiều công nhân và lính cứu hỏa bị thương phải đưa đi cấp cứu. Mãi cho đến khoảng 36 giờ sau khi thảm họa bắt đầu, công tác sơ tán dân thường mới được thực hiện.

Chữa cháy tại lò phản ứng hạt nhâtn

Công tác chữa cháy khi thảm họa Chernobyl xảy ra

Liên Xô lúc đó không muốn công khai thảm họa này rộng rãi. Vì việc này có thể kéo theo những rủi ro chính trị đáng kể. Nhưng chính quyền đã phải nhượng bộ trước sức ép của dư luận. Liên Xô cuối cùng đã buộc phải đưa ra một xác nhận ngắn gọn về thảm họa này vào ngày 28/4/1986.

Những thiệt hại mà thảm họa lịch sử này gây ra

Chẳng mấy chốc, thế giới nhận ra rằng Chernobyl là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất lịch sử loài người. Trong bầu khí quyển ở thời điểm hiện tại vẫn có hơn 30% trong tổng số 190 tấn Uranium còn xót lại sau thảm họa. Thời điểm thảm họa xảy ra, Liên Xô đã phải sơ tán đến 335.000 người. Chính quyền cũng đã thiết lập khu vực cách li trong bán kính 30 km xung quanh lò phản ứng số 4.

Tàn tích sau thảm họa

Tàn tích sau thảm họa hạt nhân Chernobyl

Hội nghị Chernobyl do IAEA và WHO tổ chức đã diễn ra vào năm 2005. Trong hội nghị này, một bản báo cáo đã chỉ ra rằng có 56 người chết ngay lập tức. Trong đó bao gồm 47 công nhân và 9 trẻ em, chết vì ung thư tuyến giáp. Thông tin này được công bố bởi Ủy ban Khoa học của Liên hợp quốc về tác động của Bức xạ nguyên tử. Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000. Con số này vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi cho đến hôm nay.

Tác động lâu dài của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

Ảnh hưởng đến con người

Tổ chức Hòa bình xanh đã ghi trong bản báo cáo của mình rằng “Những con số gần đây được ghi nhận ở Belarus, Nga và Ukraina. Qua đó cho thấy vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200.000 người. Số liệu dự đoán trong giai đoạn từ 1990 đến 2004.”

Các nhà nghiên cứu quốc tế đã dự đoán rằng có khoảng 4.000 người tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao. Những người này sẽ không thể chống lại căn bệnh ung thư liên quan đến bức xạ. Trong khi đó khoảng 5.000 người tiếp xúc với mức độ phóng xạ thấp hơn cũng phải chịu chung số phận. Tuy nhiên, hậu quả đầy đủ của thảm họa tại nhà máy điện Chernobyl vẫn còn gây ra nhiều tranh luận. Chúng hiện vẫn đang được nghiên cứu. Những hậu quả đó bao gồm các tác động đến sức khỏe, tâm thần…

Điều trị cho các nạn nhân thảm họa

Một nạn nhân của vụ thảm họa đang được điều trị

Ảnh hưởng đến môi trường và thiên nhiên

Những gì còn sót lại của lò phản ứng số 4 hiện nằm trong một cấu trúc thép khổng lồ. Cấu trúc này được xây dựng vào cuối năm 2016. Những nỗ lực ngăn chặn và giám sát mức độ phóng xạ và công tác dọn dẹp dự kiến ​​sẽ kéo dài đến ít nhất là năm 2065.

Tác động của thảm họa đối với rừng và động vật hoang dã xung quanh cũng là một vấn đề lớn cần được giới khoa học tập trung nghiên cứu. Ngay sau tai nạn, một vùng diện tích rộng khoảng 10,4 km2 được gọi là “Red Forest”. Lí do của tên gọi này là vì có quá nhiều cây chuyển màu nâu đỏ. Chúng đã bị chết sau khi hấp thụ phóng xạ ở liều lượng cao.

Các ảnh hưởng khác

Thảm họa Chernobyl đã gây ra nhiều ảnh hưởng khác. Nó đã góp phần thúc đẩy sự kết thúc của Liên bang Xô Viết. Đồng thời nó đẩy mạnh phong trào chống hạt nhân trên toàn cầu. Theo ước tính, thảm họa này đã gây thiệt hại lên đến 235 tỷ USD. Belarus, nơi có 23% lãnh thổ bị ô nhiễm do phóng xạ đã chi 22% tổng ngân sách năm 1991 cho việc khắc phục thảm họa này.

Du lịch Chernobyl

Du lịch Chernobyl

Ngày nay, Chernobyl còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách. Người ta bị hấp dẫn bởi tính lịch sử cũng như sự nguy hiểm của nó. Thảm họa kinh hoàng này mãi là một lời canh tỉnh con người từ nay cho đến mai sau. Chúng ta cần hiểu rõ cũng như cần hết sức cẩn thận khi sử dụng năng lượng hạt nhân trong mọi lĩnh vực nói chung.