Phương thức tạo ra nguồn điện từ nhà máy điện hạt nhân

Phương thức tạo ra nguồn điện từ nhà máy điện hạt nhân

Nhà máy điện hạt nhân dùng phương thức gì để tạo ra nguồn điện?

Điện được tạo ra bởi lò phản ứng hạt nhân. Để xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đòi hỏi phải đồng thời giải quyết hàng loạt vấn đề phức tạp như: cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, công nghệ, an toàn, nguồn nhiên liệu, xử lý chất thải phóng xạ…

Vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân

Theo tính toán của ngành Điện, đến năm 2020, tiềm năng thủy điện ở hầu hết các dòng sông chính ở Việt Nam sẽ được khai thác. Tổng công suất khoảng 17.400 MW, chiếm 23,1% trên tổng số 75.000 MW tổng nguồn điện quốc gia.

Tuy nhiên, nhu cầu về điện vẫn còn tiếp tục tăng mạnh khi Việt Nam đang trên đà phát triển. Xây dựng các nhà máy ĐHN trở thành một trong những chiến lược phát triển các nguồn điện mới. Những chiến lược này sẽ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận

Mô hình nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận

Nguyên tắc cần thiết để xây dựng nhà máy ĐHN

Về nguyên tắc, việc bảo đảm bảo ngăn chặn sự rò rỉ, ô nhiễm phóng xạ cho người vận hành và môi trường khu vực là rất cần thiết.

Thứ nhất quá trình vận hành nhà máy ĐHN sử dụng một lượng nước rất lớn. Vì vậy khu vực bố trí phải gần nguồn nước để nhà máy được duy trì liên tục. Công đoạn này hầu như đã được giải quyết khi vị trí của hai nhà máy tại tỉnh Ninh Thuận.

Thứ hai, chọn công nghệ. Đây là vấn đề quan trọng, nó quyết định việc lựa chọn nguồn nhiên liệu, hiệu quả khai thác. Đặc biệt là vấn đề an toàn hạt nhân và rác thải phóng xạ.

Theo IAEA, an toàn hạt nhân là việc đạt được các điều kiện vận hành hợp lý. Ngăn ngừa tai nạn hay giảm thiểu hậu quả tai nạn. Đồng thời, bảo vệ người vận hành, người dân và môi trường xung quanh.

-> Tìm hiểu thêm: Nguyên lý làm việc của nhà máy điện hạt nhân

Ngăn chặn nguy cơ dẫn đến thảm họa môi trường

Trước hết, an toàn hạt nhân phụ thuộc vào độ tin cậy của thiết bị. Thiết bị được thiết kế và chế tạo theo tiêu chuẩn đặc biệt. Chức năng tự động sao cho nguy cơ xảy ra hỏng thiết bị dẫn tới sự cố phải ở mức thấp nhất. Nếu ở một bộ phận nào đó xuất hiện trục trặc thì các bộ phận khác sẽ hỗ trợ nhằm giảm thiểu hậu quả.

Đây là phương thức bảo vệ chiều sâu đối với quá trình hoạt động của các thiết bị.

Cùng với đó là hành động của con người. Người thiết kế cũng như vận hành thiết bị đều phải được đào tạo nghiêm túc, công phu. Đồng thời, phải phù hợp với từng nội dung công việc và trách nhiệm tại mỗi vị trí.

Nhân viên vận hành nhà máy đòi hỏi có trách nhiệm, kỹ thuật cao

Tất cả nhân viên tham gia vận hành phải thực hiện công việc của mình với ý thức tổ chức cao. Từ bảo đảm thời gian đến các bước của quá trình vận hành thiết bị trong bất kì điều kiện nào.

Quá trình vận hành cũng đồng thời là quá trình theo dõi liên tục hoạt động của thiết bị. Để sớm phát hiện những trục trặc và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

An toàn hạt nhân trong nhà máy ĐHN được bảo đảm nếu việc vận hành được thực hiện theo đúng qui trình. Cho phép các nhân viên thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện phù hợp, tương thích với kỹ năng chuyên môn được đào tạo.

Ngoài ra, nhân viên vận hành luôn sẵn sàng chuẩn bị ứng phó với các tình huống xảy ra sự cố ở mọi mức độ khác nhau.

Nguồn: Ngô Trọng Thuận (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)