Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới

Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới

Nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP) trên tàu Akademik Lomonosov đầu tiên của Moscow và trên thế giới, đã khánh thành vào ngày 19/5 tại cảng biển thuộc thành phố Murmansk.

Đây là công trình do tập đoàn điện quốc doanh Rosatom đóng tại Saint Petersburg. FNPP sẽ cung cấp điện cho các dự án khai thác dầu khí ở Bắc Cực. Theo lịch trình, tàu sẽ được nạp nhiên liệu hạt nhân ở Murmansk, trước khi di chuyển.

Người đứng đầu tập đoàn Rosatom Alexei Likhachev cho biết, đây là nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới và đề cao vai trò dẫn đầu của tập đoàn Rosatorn, cũng như ngành năng lượng hạt nhân Nga.

Tàu Akademik Lomonosov

Công suất nhà máy điện hạt nhân

FNPP dài 144m, cao 30m, nặng 21.000 tấn, chứa 2 lò phản ứng có công suất 35 megawatt mỗi lò.

Dự kiến, mùa Hè năm 2019, nhà máy sẽ được đưa tới cảng Pevek, Chukotka. Nhà máy có thể sản xuất đủ điện để phục vụ cho 200.000 người.

Ông Vitaly Trutnev cho biết: FNPP có thể giảm thải 50.000 tấn khí cacbon ra môi trường mỗi năm. FNPP có hệ thống an ninh tiên tiến và là cơ sở hạt nhân “an toàn nhất trên thế giới”.

Mối lo ngại của thể giới đối với nhà máy điện hạt nhân nổi

Trước đó, tàu Akademik Lomonosov bị gán cho các biệt danh như “Titanic hạt nhân” và “Chernobyl nổi”. Tất cả gợi nhắc tới một vụ chìm tàu và một vụ nổ nhà máy điện hạt nhân tai tiếng trong lịch sử.

Có những cảnh báo rằng những tàu nổi này có thể gây ra mối đe dọa đáng sợ đối với môi trường và con người.

Ngoài ra, các nhà máy điện hạt nhân nổi còn bị cho là không đủ sức chống chọi với sóng thần và lốc xoáy. Mặc dù cho đến nay, sóng thần chưa đánh chìm bất kỳ tàu nào chứa lò phản ứng hạt nhân. Song chúng từng gây thiệt hại nặng nề cho nhà máy điện hạt nhân đặt ở ven biển Nhật Bản.

Giới chuyên gia môi trường cũng lo ngại các nhà máy điện hạt nhân nổi có thể gặp các vấn đề liên quan tới khủng bố, các tảng băng dày hay rác thải hạt nhân.

Nguồn: baoquocte.vn