Eco-design – Xu hướng cạnh tranh trong tương lai của ngành thang máy

Eco-design – Xu hướng cạnh tranh trong tương lai của ngành thang máy

Ngành thang máy toàn cầu đang hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững và không đứng ngoài cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, hạn chế các vấn đề môi trường,… khi đặt bước chân vào tham gia xu hướng Eco-design.

Eco-design là gì?

Bạn có tin rằng người ta đã sử dụng 7.500 lít nước – Lượng nước mà một người uống trong 7 năm, để sản xuất một chiếc quần jean? Đây là sự thật đã được Liên Hợp quốc công bố vào năm 2019, khởi đầu xu hướng hiện thực hóa các giải pháp từ thiết kế sinh thái – Eco-design.

Eco – design là một triết lý mới, bằng cách xem xét tính bền vững của sản phẩm từ đầu đến cuối như: Nơi chiết xuất, sản xuất, phân phối, quá trình sử dụng của người tiêu dùng,… để tạo ra các sản phẩm tuân thủ a – z tiêu chuẩn “xanh”.

Trong khi trước nay chúng ta đã quen với nền kinh tế mua – sử dụng – vứt bỏ hay nền kinh tế “tuyến tính”, thì Eco-design góp phần dẫn dắt nền kinh tế theo vòng tròn tuần hoàn. Nghĩa là, nếu các sản phẩm hết thời gian sử dụng trong điều kiện thích hợp sẽ được chuyển sang mục đích sử dụng mới. Hiểu đơn giản hơn, Eco-design (thiết kế sinh thái) tạo ra các sản phẩm đã được cân nhắc đến các tác động môi trường trong toàn bộ “vòng đời” của chúng: Từ quá trình sản xuất – mua – sử dụng – tái tạo.

Eco-design không chỉ mang đến lợi ích cho môi trường sinh thái mà còn giúp nền công nghiệp, các doanh nghiệp được hưởng lợi từ đó. Có thể nói, Eco-design chính là con đường bền vững cần theo đuổi và rất có thể “khái niệm này” sẽ trở thành xu hướng cạnh tranh trong tương lai trên tất cả các ngành.

Eco-design – Xu hướng cạnh tranh trong tương lai của ngành thang máy

Các lợi ích của Eco-design đối với môi trường, thị trường và doanh nghiệp. Trong ngành thang máy, Eco-design cũng được dự đoán sẽ giúp thu về những lợi ích trên

Các chứng nhận thiết kế bền vững đã được định hướng

Theo xu hướng bền vững, các quy định cụ thể về việc trao chứng nhận quản lý thiết kế sinh thái đã được định hướng và mang đến thị trường, bao gồm:

Cradle to Cradle (C2C)

Hệ thống này chứng nhận và thúc đẩy sự đổi mới trong các sản phẩm bền vững trên năm hạng mục hiệu suất quan trọng là:

  • Đầu vào của nguyên vật liệu.
  • Khả năng tái sử dụng vật liệu.
  • Năng lượng tái tạo.
  • Tính carbon trong sản phẩm.
  • Các ảnh hưởng của sản phẩm đến xã hội.

ISO 14062

Tiêu chuẩn quốc tế này đánh giá khả năng tích hợp các khía cạnh môi trường vào thiết kế và phát triển sản phẩm.

ISO 14001

Tiêu chuẩn này cho phép các công ty chứng nhận cam kết của mình đối với môi trường bằng cách quản lý các mối nguy hại có thể xảy ra đối với các hoạt động sản xuất.

ISO 14006

Tiêu chuẩn này liên quan đến hệ thống quản lý môi trường, nhằm đưa ra một chuẩn mực quy định giúp các tổ chức thiết lập, lập hồ sơ, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến việc quản lý thiết kế sinh thái như một phần của hệ thống quản lý môi trường.

Xu hướng Eco-design trong ngành thang máy toàn cầu

Ngành thang máy toàn cầu cũng không nằm ngoài vòng nhận thức về vai trò của thiết kế sinh thái trong phát triển bền vững, hưởng ứng giải pháp xanh.

Công ty Thang máy Orona tiên phong, kiến tạo xu hướng Eco-design

Điển hình trong số đó, công ty thang máy Orona có trụ sở chính đặt tại Tây Ban Nha chính là doanh nghiệp thang máy đầu tiên trên thế giới được cấp chứng nhận Eco-design ISO 14006 và ISO 14001. Thành tựu này đạt được dựa trên những nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển hiện đại, hướng tới lợi ích cộng đồng.

Eco-design – Xu hướng cạnh tranh trong tương lai của ngành thang máy

Ngoài việc cân nhắc mức độ ảnh hưởng tới môi trường trong toàn bộ các công đoạn từ nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, sử dụng cho đến cuối vòng đời sản phẩm thì Orona còn trang bị cho sản phẩm của mình nhiều ứng dụng công nghệ thông minh như: Hệ thống vi xử lý, tạo kết nối trực tiếp với trung tâm quản lý vận hành tại Tây Ban Nha.

Những giải pháp được Orona áp dụng cho thang máy trước hết đã góp phần giảm mức độ tiêu thụ năng lượng, sau đó là hạn chế các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Eco-design – Xu hướng cạnh tranh trong tương lai của ngành thang máy

Về lâu dài, chiến lược phát triển xanh của Orona hướng tới xây dựng một thương hiệu có trách nhiệm toàn diện với cộng đồng, khởi tạo một xu hướng phát triển tích cực, tham gia vào “cuộc chạy đua” giữ gìn môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Eco-design – Xu hướng cạnh tranh trong tương lai của ngành thang máy

Nỗ lực chống biến đổi khí hậu của các doanh nghiệp thang máy

Các doanh nghiệp thang máy khác cũng không đứng ngoài cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Ví dụ như, KONE và TK Elevator (TKE) là hai trong những nhà sản xuất OEM được công nhận với điểm “A” danh giá từ CDP (Customer Data Platform – Nền tảng dữ liệu khách hàng) về tổ chức phi lợi nhuận quốc tế cho những nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu. Hai doanh nghiệp này nằm trong số ít các công ty OEM thang máy đạt được điểm “A” trong số gần 12.000 doanh nghiệp tham gia đánh giá.

Ngoài ra, những doanh nghiệp thang máy khác đạt điểm “A” bao gồm Mitsubishi Electric Corp. và Hitachi Ltd.

Có thể nói, những nỗ lực của các doanh nghiệp thang máy trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc quyết tâm đạt được các tiêu chuẩn về Eco-design cho thấy quyết tâm của ngành thang máy đang ngày càng được lan tỏa và hưởng ứng mạnh mẽ.

Xem thêm: Xu hướng sử dụng thang máy gia đình trong xã hội phát triển đô thị thông minh, hiện đại

Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện rõ ràng về xu hướng phát triển bền vững ngành thang máy toàn cầu chỉ có thể là Eco-design.

Nguồn: tapchithangmay.vn

Hạo Phương là nhà nhập khẩu và phân phối các thiết bị điện công nghiệp của các thương hiệu lớn trên thế giới. Đồng thời Hạo Phương cũng là nhà thầu xây dựng công trình và tích hợp hệ thống công nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ qua Hotline: 1800 6547
Hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!