Tìm hiểu các ứng dụng phổ biến của biến tần trong công nghiệp

Tìm hiểu các ứng dụng phổ biến của biến tần trong công nghiệp

Biến tần được ứng dụng ngày càng phổ biến để tối ưu hiệu suất, tốc độ động cơ cho các loại máy móc, thiết bị trong ngành công nghiệp và xây dựng như: Bơm, quạt hút/đẩy, máy nén khí, băng tải, thiết bị nâng hạ, máy cán kéo, máy ép phun, máy cuốn nhả,… Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn các ứng dụng phổ biến của biến tần trong bài viết sau đây nhé!

Ứng dụng biến tần cho bơm

Biến tần cho bơm cấp 2 (điều khiển lưu lượng)

Trong hệ thống truyền thống, áp lực và lưu lượng bơm được điều khiển bởi động cơ nhiều tốc độ, van ra/vào hoặc hệ thống hồi lưu. Tất cả các phương pháp này đều làm hao phí nhiều năng lượng, gây sốc cơ khí, giảm tuổi thọ hệ thống và tăng tổn thất đường ống.

Biến tần dùng trong máy bơm nước

Biến tần dùng trong hệ thống máy bơm nước

Biến tần được sử dụng để điều khiển tốc độ của bơm, có thể chạy ở lưu lượng/áp suất tùy chọn. Từ đó giúp tăng hiệu suất, tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, biến tần còn giúp hệ thống vận hành trơn tru, giảm chi phí bảo trì, sửa chữa, giảm tổn thất đường ống, tăng tuổi thọ cho hệ thống bơm nước.

Cấp nước cho nhà cao tầng

Trước khi có sự xuất hiện của biến tần, nếu muốn cấp nước cho các tòa nhà cao tầng, người ta phải bơm nước lên tháp nước trên mái để phân phối cho toàn bộ tòa nhà. Đồng thời, cần phải điều chỉnh áp lực từng tầng bằng các thiết bị điều hòa và giảm áp.

Nhược điểm của hệ thống khi không sử dụng biến tần:

  • Tiêu hao năng lượng
  • Giảm kết cấu hạ tầng của tòa nhà
  • Tốn chi phí lớn cho các thiết bị giảm áp
  • Có yêu cầu cao đối với hệ thống ống

Việc sử dụng biến tần điều khiển động cơ bơm nước cho nhà cao tần sẽ giúp tiết kiệm phần lớn lượng điện tiêu thụ, giảm các chi phí đầu tư khi không phải xây dựng tháp nước,…

Biến tần cho bơm cấp 1 (không điều khiển lưu lượng)

Bơm cấp 1 thường điều khiển theo phương pháp đóng cắt đơn giản. Thông thường, công suất bơm được chọn rất lớn so với nhu cầu của hệ thống. Trong rất nhiều trường hợp, bơm thường chạy non tải, làm tăng áp lực và thất thoát đường ống. Bên cạnh đó, còn gây sốc khi vận hành,… Để khắc phục ít nhiều các nhược điểm này, người ta thường mở van xả hoặc gọt cánh bơm. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ nhằm khắc phục việc quá áp đường ống mà không khắc phục được các nhược điểm khác.

Việc sử dụng biến tần điều khiển động cơ cho phép điều khiển áp lực, tùy chọn lưu lượng, khởi động mềm, tối ưu hóa hoạt động của động cơ, tiết kiệm điện cho hệ thống,…

Ứng dụng biến tần trong quạt hút/đẩy

Quạt hút/đẩy được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như hút bụi, quạt lò, thông gió,… Để điều khiển lượng gió cần thiết, người ta thường sử dụng hệ thống điều khiển động cơ nhiều cấp, các van khống chế,… Nhược điểm của phương pháp này tương tự như hệ thống bơm.

Việc sử dụng biến tần điều khiển động cơ sẽ cho phép điều khiển áp lực, khởi động mềm, tối ưu hóa hoạt động của động cơ, tiết kiệm điện năng cho hệ thống,…

Ứng dụng biến tần cho máy nén khí

Chế độ điều khiển cung cấp khí thông thường hoạt động theo phương thức đóng/cắt. Chế độ này kiểm soát không khí đầu vào qua van cửa vào.

  • Khi áp suất đạt đến giới hạn trên, van cửa vào đóng: Máy nén sẽ đi vào trạng thái hoạt động không tải.
  • Khi áp suất đạt dưới hạn dưới, van cửa vào mở: Máy nén sẽ đi vào trạng thái hoạt động có tải.

Công suất định mức của motor được chọn theo nhu cầu tối đa. Thông thường công suất này được thiết kế dư tải. Chính dòng khởi động lớn, motor hoạt động liên tục khi không tải làm tiêu tốn một lượng lớn điện năng.

Biến tần dùng trong máy nén khí

Biến tần dùng trong máy nén khí

Chế độ điều khiển tốc độ quay motor bằng biến tần hoạt động như sau: Lượng cung cấp khí chỉ cần đáp ứng đủ lượng khí tiêu dùng. Do đó, hệ thống cung cấp khí có thể đạt được hiệu quả cao nhất và tiết kiệm điện.

Ứng dụng biến tần cho băng tải

Băng tải được sử dụng rộng rãi trong nhiều khâu của quá trình khai thác mỏ, thường dùng trong những điều kiện đòi hỏi khắt khe. Việc băng tải hoạt động liên tục sẽ bị hao mòn, trở nên kém tin cậy và có thể bị sự cố. Với những ngành công nghiệp yêu cầu cao về sự liên tục trong hoạt động sản xuất thì sự cố trên băng tải sẽ gây thiệt hại không nhỏ.

Biến tần giúp bảo vệ băng tải và thiết bị cơ khí bằng cách kiểm soát chính xác vận tốc và momen động cơ, kéo dài thời gian hoạt động của băng tải và giảm thiểu chi phí vận hành và bảo dưỡng. Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác trên hệ thống băng tải.

Biến tần dùng trong băng tải

Biến tần dùng trong băng tải

Ứng dụng biến tần trong thiết bị nâng hạ

Hệ thống nâng hạ trong xây dựng và công nghiệp thường gặp mà trong quá trình thiết kế truyền thống chưa đáp ứng tốt. Ví dụ như:

  • Khó kiểm soát được tốc độ chạy.
  • Chỉ chạy ở một tốc độ cố định và thấp.
  • Tăng/ giảm tốc dễ dẫn đến hiện tượng sốc cơ khí
  • Dừng không chính xác khi tải thay đổi, thiếu an toàn…

Biến tần dùng trong thiết bị nâng hạ

Biến tần dùng trong thiết bị nâng hạ

Ngoài ra, do hệ thống cẩu trục phải di chuyển các kiện hàng nặng nên hệ thống điều khiển sẽ bao gồm 2 cơ cấu: Điều khiển nâng hạ và điều khiển di chuyển dầm cẩu. Trong đó, điều khiển di chuyển dầm cẩu được thực hiện bởi 2 motor cùng nguồn điện và đóng/cắt đồng thời. Việc này gây một số tác hại như: Tạo xu hướng bị vặn xoắn dầm, gây tiêu hao nhiều năng lượng do dòng điện khi khởi động cao, gây sụt áp lưới khi khởi động,…

Giải pháp khắc phục

Giải pháp để khắc phục những nhược điểm này, chúng ta cần sử dụng biến tần để điều khiển 2 motor di chuyển dầm cẩu. Biến tần sẽ góp phần mang đến những lợi ích thiết thực. Ví dụ như:

  • Khởi động mềm
  • Chất lượng mạng điện ổn định.
  • Giảm tổn hao nhiệt trên dây dẫn.
  • Khắc phục được hiện tượng sụt áp trên lưới điện.
  • Quá trình dừng tải êm.
  • Giảm tiếng ồn.
  • Tăng tuổi thọ của motor và các kết cấu cơ khí.
  • Tăng tính an toàn.
  • Tiết kiệm năng lượng.

Ứng dụng biến tần cho máy cán kéo

Trong sản xuất thép, các máy cán kéo thường được sử dụng động cơ xoay chiều. Việc điều khiển chính xác tốc độ động cơ theo yêu cầu là đòi hỏi cần thiết. Máy kéo dây truyền thống thường không điều chỉnh tốc độ theo lực căng, dẫn tới sản phẩm có thể không đảm bảo chất lượng khi lực kéo thay đổi.

Sử dụng biến tần cho máy cán kéo sẽ đáp ứng đầy đủ và chính xác yêu cầu truyền động của công nghệ sản xuất. Biến tần AC cho các động cơ AC và các bộ chuyển đổi DC cho động cơ DC.

Ứng dụng biến tần cho máy ép phun

Đối với các máy ép phun truyền thống sử dụng bơm thủy lực cố định, công suất thường được tính ở điều kiện tải max, van điều chỉnh được sử dụng để thay đổi lưu lượng và áp suất tiêu thụ, một tỉ lệ lớn năng lượng bị tiêu hao qua van dưới dạng áp suất chênh lệch bởi dòng tràn. Vì vậy, năng lượng tiêu hao vô công rất lớn.

Biến tần dùng trong máy ép phun

Biến tần dùng trong máy ép phun

Nếu hệ thống điều khiển với biến tần có thể tự động điều chỉnh tốc độ của động cơ bơm dầu theo yêu cầu tải thực tế (áp suất và lưu lượng) phù hợp với từng giai đoạn thì năng lượng tiêu thụ sẽ đạt mức thấp nhất.

Ứng dụng biến tần trong máy cuốn/nhả

Yêu cầu lớn nhất với các loại máy này là phải ổn định sức căng, đảm bảo việc cuốn/nhả đều đặn. Đặc biệt, yêu cầu chính xác với các vật liệu cuốn/nhả dạng sợi, màng, tấm… (Kéo dây, đánh cuộn, in, tráng…). Việc sử dụng biến tần đảm bảo việc đồng tốc 2 động cơ cuốn/nhả, ổn định sức căng giữa 2 đầu. Chủ động điều chỉnh tốc độ khi cần sử dụng các chế độ cuốn/nhả khi có sự thay đổi kích thước vật liệu, yêu cầu sức căng.

Hi vọng những kiến thức về ứng dụng của biến tần trong các ngành công nghiệp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này. Đừng quên đón đọc những thông tin thú vị về biến tần trong các bài viết tiếp theo.

Beeteco là kênh thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Hạo Phương chuyên phân phối và thương mại các thiết bị điện công nghiệp của nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới.
Bạn muốn được tư vấn thêm về [Biến tần]? => Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 1800 6547
Bạn muốn tìm hiểu thêm về [Biến tần]? => Xem toàn bộ sản phẩm ở đây!
Hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!