Sáng chế này thuộc về 2 em Nguyễn Minh Quân và Văn Viết Thiên Kim. Các em hiện đang là học sinh trường THCS Chu Văn An, TP. Huế.
Tìm hiểu về mạch điện thông minh tự động
Các loại mạch điện truyền thống có thời gian làm việc lâu, đặc biệt vào ban đêm. Ví dụ như đèn đường, đèn ở công viên hay đèn trong các trường học… Những thiết bị này tiêu tốn lượng điện năng không hề nhỏ. Điều này gây ra lãng phí điện năng và tiền bạc một cách không cần thiết.
Điểm khác biệt giữa mạch điện thông minh tự động so với loại mạch điện thông thường đó là nó có bộ cảm biến ánh sáng. Nhờ có bộ cảm biến này, mạch điện sẽ tự động bật lên khi trời tối. Và khi trời sáng, mạch điện tự động ngắt. Với cơ chế hoạt động này, con người hoàn toàn không cần phải điều chỉnh các thiết bị điện bằng tay.
Nhận thấy những lợi ích to lớn mà mạch điện thông minh tự động mang lại. Hai bạn học sinh Minh Quân và Thiên Kim đã thực hiện nghiên cứu đề tài thiết kế mạch điện thông minh tự động và đem đè tài này đi dự thi.
Nguyên lý hoạt động của mạch điện thông minh tự động
Một rơ-le thời gian được cài đặt trước cho mạch điện một khoảng thời gian cố định. Sau khoảng thời gian đó, mạch điện tự động chuyển sang trạng thái mới, đồng thời duy trì trạng thái đó cho đến khi cắt nguồn điện. Mạch điện còn có chiết áp điều chỉnh tăng hoặc giảm điện áp cho mạch điện. Công tơ điện đo điện năng tiêu thụ và aptomat để đóng tắt nguồn điện.
Sơ đồ lắp đặt các thiết bị và vật liệu của mạch điện thông minh
Nguyên lí hoạt động đơn giản
Thiên Kim cho biết thêm, nguyên lý hoạt động của mạch điện khá đơn giản. Khi mở công tắc nguồn, đèn tín hiệu nguồn sáng, dòng điện 220V xoay chiều được cấp cho bộ cảm biến ánh sáng. Khi trời tối, bộ cảm biến ánh sáng hoạt động. Làm cho dòng điện chạy vào chân số 7 và số 8 của rơ le thời gian. Sau đó chân số 5 của rơ le thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện áp đến đèn Đ1 và Đ2. Làm cho 2 đèn này bật sáng. Sau khoảng thời gian đã định trước, chân số 6 của rơ le thời gian tác động lên chiết áp.
Lúc này, chiết áp sẽ điều chỉnh giảm áp làm cho 2 đèn sáng mờ. Công suất của đèn giảm so với công suất định mức. Điện năng tiêu thụ ít so với lúc đầu. Khi trời sáng, bộ cảm biến ánh sáng ngừng hoạt động, không có dòng điện cung cấp cho mạch điện. Do đó đèn Đ1 và Đ2 tắt.
Đề tài này đoạt giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên – nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018
Đề tài mạch điện thông minh của 2 bạn Minh Quân và Thiên Kim đã được trao giải Nhất tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên – Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI, năm 2018.