Tác động có hại lên môi trường từ nguồn thức ăn cho tôm chưa bột cá và dầu cá luôn là mỗi lo ngại cho các nhà nuôi trồng tôm trong suốt nhiều thập kỷ qua. Giải pháp là cần tìm nguồn thức ăn thay thế và rong biển là thành phần tiềm năng.
Nguyên liệu sạch và tự nhiên
Rong biển là thực vật sống ở vùng nước ven biển và đại dương là nguồn tài nguyên có tính bền vững cao khi mà không cần phân bón hoặc thuốc trừ sâu để phát triển. Do đó, rong biển là lựa chọn tối ưu để giảm tác động lên môi trường các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra việc trồng rong biển giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ carbon dioxin từ khí quyển và giải phóng oxy thông qua quá trình quang hợp.
Tăng tỷ lệ sống cho tôm
Theo nghiên cứu mới đây của nhóm chuyên gia từ Đại học Santa Catarina, Brazil, rong biển nâu trong thức ăn TTCT mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột và khả năng kháng bệnh của tôm cũng như kích thích hoạt tính enzyme tiêu hóa. Theo đó, bề mặt biểu mô ruột hấp thụ chất dinh dưỡng của nhóm tôm ăn bổ sung tảo nâu đã tăng lên. Ở Brazil, sản lượng tôm suy giảm do bệnh đốm trắng diễn ra gần đây càng thúc đẩy người nuôi tôm tại quốc gia này tích cực sử dụng rong biển nâu làm thức ăn để kháng khuẩn và thúc đẩy tăng trưởng.
Việc đưa rong biển vào thức ăn tôm giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, axit amin, vitamin và khoáng chất cùng hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng với sự tăng trưởng, sinh sản và sức khỏe tổng thể của tôm. Một nhóm nghiên cứu từ trường Cao đẳng Thủy sản và Khoa học Đại Dương UP Visayas đã phát hiện ra rằng chất bổ sung thức ăn sinh học Eubiotics ở rong biển đã cải thiện hiệu quả chuyển hóa thức ăn (FCE) từ 30-50% và cải thiện 40-60% hiệu suất tăng trưởng đã được ghi nhận. Việc sử dụng chất bổ sung dựa trên rong biển được phát triển hợp lý cũng cải thiện phản ứng căng thẳng cũng như tăng số lượng axit lactic có lợi của các sinh vật thủy sinh.
Theo nghiên cứu của hãng công nghệ Ocean Harvest trong thử thách dịch bệnh, họ nhận thấy rong biển tăng tỷ lệ sống của tôm thông qua cải thiện hiệu quả thức ăn tổng thể và phản ứng miễn dịch nhờ các hoạt chất polysaccharides và peptide sinh học. Nhờ đó, tôm khỏe hơn và giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh hoặc các loại thuốc khác, góp phần đảm bảo sản phẩm tôm sạch phục vụ người tiêu dùng và mang lại bền vững cho nghề nuôi tôm.
Giảm tác động đến môi trường
Rong biển có khả năng giảm tác động đến môi trường của hoạt động nuôi tôm. Thức ăn truyền thông để nuôi tôm thường có chưa các thành phần bột cá, dầu cá có nguồn gốc từ các loài cá nồi nhỏ. Hiện tại tình trạng khai thác cá nồi quá mức dẫn đến suy kiệt nguồn lợi biển đang là vấn đề toàn cầu. Việc sử dụng rong biển thay thế một phần cho thức ăn nuôi tôm từ bột cá, người nuôi tôm đã giúp giảm áp lực lên hệ thống quần thể tự nhiên và thúc đẩy ngành NTTS phát triển được bền vững hơn.