Hệ thống BMS là gì?
Hệ thống BMS (Building Management System) là hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hòa thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy – chữa cháy,…
Đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí vận hành.
Hệ thống BMS là hệ thống đồng bộ mang tính thời gian thực, trực tuyến, đa phương tiện, nhiều người dung.
Hệ thống vi xử lý bao gồm: Các bộ vi xử lý trung tâm với tất cả các phần mềm và phần cứng máy tính. Các thiết bị vào/ra, các bộ vi xử lý khu vực, các bộ cảm biến và điều khiển qua các ma trận điểm.
Hệ thống quản lý toàn nhà BMS điều khiển và giám sát các hệ thống sau:
+ Trạm phân phối điện.
+ Máy phát điện dự phòng.
+ Hệ thống chiếu sáng.
+ Hệ thống điều hòa và thông gió.
+ Hệ thống báo cháy.
+ Hệ thống chữa cháy.
+ Hệ thống thang máy.
+ Hệ thống âm thanh công cộng.
+ Hệ thống thẻ kiểm soát ra vào.
+ Hệ thống an ninh.
Tính năng của BMS
+ Cho phép các tiện ích thiết bị thông minh trong tòa nhà hoạt động một cách đồng bộ, chính xác theo từng yêu cầu của người điều hành.
+ Cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển và giao thức mạng.
+ Kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy,… qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người.
+ Tổng hợp, báo cáo thông tin.
+ Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có những sự cố.
+ Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình soạn thảo đồ họa, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
+ Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp, sắn sàng đáp ứng mọi yêu cầu.
Lợi ích
+ Đơn giản hóa và tự động hóa vận hành các thủ tục, chức năng có tính lặp đi lặp lại.
+ Quản lý tốt hơn các thiết bị trong toàn nhà nhờ hệ thống lưu trữ dữ liệu, chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo cảnh báo.
+ Giảm sự cố và phản ứng nhanh đối với các yêu cầu của khách hàng hay khi xảy ra sự cố.
+ Giảm chi phí năng lượng nhờ tính năng quản lý tập trung điều khiển và quản lý năng lượng.
+ Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành – cách sử dụng dễ hiểu, mô hình quản lý được thể hiện trực quan trên máy tính cho phép giảm tối đa chi phí dành cho nhân sự và đào tạo.
+ Dễ dàng nâng cấp, linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu mở rộng khác nhau.
Cấu trúc của hệ thống BMS gồm 4 phần
+ Phần mềm điều khiển trung tâm.
+ Thiết bị cấp quản lý.
+ Bộ điều khiển cấp trường.
+ Cảm biến và các thiết bị chấp hành.
Hệ thống HVAC là gì?
HVAC là viết tắt của cụm từ Heating, Ventilating, and Air Conditioning (Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí) gọi chung là hệ thống điều hòa không khí.
Hệ thống điều khiển HVAC là một hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong không gian trong nhà hoặc xe cộ. Cung cấp một mức độ chấp nhận được về chất lượng không khí trong nhà và sự thoải mái nhiệt là yêu cầu đối với một hệ thống HVAC. Các thiết kế của hệ thống được dựa trên các nguyên tắc truyền nhiệt, nhiệt động lực học và cơ học chất lỏng. Mục đích của hệ thống HVAC chính là tạo ra một không gian với nhiệt độ, chất lương và độ ẩm đạt tới mức cao nhất.
Mục đích của hệ thống HVAC:
+ Điều chỉnh nhiệt độ phòng.
+ Cung cấp không khí thoáng mát trong phòng.
+ Loại bỏ chất gây ô nhiễm từ trong không khí bằng cách sử dụng các bộ lọc ở các giai đoạn khác nhau.
+ Hoạt động nguyên liệu hiệu quả.
Ứng dụng của HVAC:
HVAC được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta như hệ thống điều hòa không khí và thông gió tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, biệt thự, chung cư cũng như nhà phố.
Ngoài ra, HVAC còn được ứng dụng ở các ngành công nghiệp nặng như nhà máy điện, máy bay, tàu vũ trụ,..
Cấu tạo của hệ thống HVAC:
1. Hệ THỐNG SƯỞI (HEATING).
Được dùng để tạo ra nhiệt (độ ấm) trong các toà nhà hay trung tâm thương mại, thông thường điều này được thực hiện bởi một hệ thống sưởi trung tâm.
Cấu tạo chung của hệ thống sưởi gồm có:
+ Nồi hơi
+ Lò sưởi hay bơm nhiệt: Dùng để đun nóng nước, hơi nước hoặc có thể là không khí tại vị trí trung tâm như: phòng lò trong một ngôi nhà, một phòng cơ khí trong một toà nhà lớn. Phần hơi nóng có thể được chuyển bằng cách đối lưu, dẫn nhiệt hoặc là bức xạ.
2. Hệ THỐNG THÔNG GIÓ (VENTILATION)
Nhiệm vụ của hệ thống này sẽ là thay đổi hoặc là thay thế luồng không khí trong không gian bất kỳ nhằm kiểm soát nhiệt độ hoặc là loại bỏ bất kỳ sự kết hợp giữa độ ẩm, mùi, khói, nhiệt, bụi, hay là vi khuẩn bên trong không khí hoặc là CO2 và bổ xung Oxy.
Trong nhiều trường hợp, thông gió cũng bao gồm cả việc thực hiện trao đổi luồng không khí với bên ngoài cũng như lưu thông luồng không khí trong toà nhà.
Hệ thống thông gió được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm duy trì chất lượng của không khí bên trong mỗi khu vực trong các toà nhà.
Hiện nay, có 2 phương pháp thông gió chính đó là thông gió bắt buộc (quạt thông gió) và thông gió tự nhiên.
3. ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ (AIR CONDITIONING)
Nhiệm vụ: Cung cấp luồng không khí theo yêu cầu cài đặt từ trước và độ ẩm cho toàn bộ hoặc là một phần của toà nhà. Thông thường, những toà nhà có lắp đặt điều hoà không khí thường có cửa kín, việc mở cửa sổ sẽ làm giảm hiệu quả làm lạnh từ hệ thống điều hoà.
Điều hoà không khí và làm lạnh thường được tạo ra bằng các loại bỏ nhiệt từ bên trong hệ thống. Nhiệt độ của không khí có thể được loại bỏ bằng bức xạ, đối lưu hoặc truyền dẫn qua một thiết bị làm lạnh. Một vài phương tiện giúp truyền dẫn lạnh như nước, không khí, nước đá, hoá chất hay gọi chung là chất làm lạnh. Những chất làm lạnh này được dùng trong hệ thống bơm nhiệt, mà trong đó, máy nén được sử dụng để điều khiển chu trình làm mát bằng nhiệt động lực học, hoặc trong một hệ thống làm lạnh bằng việc sử dụng máy bơm để vận chuyển một chất làm lạnh (thường là nước hoặc là một hỗn hợp glycol).
Chu trình hệ thống HVAC:
Supply Air: Cung cấp không khí, ở đây bao gồm là không khí lạnh và không khí nóng.
Return Air: Mang không khí qua về.
Exhaust Air: Thải luồng không khí không sạch ra bên ngoài, thường là thải trong các phòng vệ sinh.