An toàn thang máy gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu, và Hạo Phương sẽ giúp bạn hiểu rõ những yếu tố quan trọng để đảm bảo điều này.
Kiểm định an toàn thang máy gia đình
- Chu kỳ kiểm định không quá 3 năm đối với thang máy hoạt động trong điều kiện bình thường.
- Thang máy đã hoạt động trên 10 năm thì phải kiểm định thường xuyên hơn, cụ thể 2 năm một lần.
- Nếu nhà sản xuất, chủ đầu tư hoặc hộ gia đình sử dụng yêu cầu kiểm định thì chu kỳ kiểm định có thể rút ngắn xuống.
Trên đây là những điểm chung trong thông số 15/2018/TT-BLĐTBXH được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và an toàn lao động đối với thang máy gia đình.
Bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình định kỳ
Bảo trì, bảo dưỡng thang máy là một phần quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm di chuyển an toàn trong gia đình. Quá trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện tình trạng hao mòn của thiết bị, phụ kiện thang máy. Từ đó dự đoán được những tình huống có thể xảy ra, gây hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thang máy trong tương lai và đưa ra những phương án xử lý kịp thời.
Đừng “lắng lo” khi hàng tháng, các chủ đầu tư có thể mất một khoản chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy định kỳ. Bởi, về lâu dài, bạn sẽ nhận lại các khoản tiết kiệm lớn từ việc không phải thay thế thiết bị, phụ kiện mới nhưng vẫn đảm bảo hoạt động thang máy gia đình ổn định, tuổi thọ lâu dài.
Không tự ý sửa chữa khi gặp lỗi hoặc sự cố khi sử dụng thang máy gia đình
Thang máy được cấu tạo và liên kết chặt chẽ bởi nhiều thiết bị, phụ kiện chuyên biệt tạo thành một hệ thống chỉnh thể. Vì vậy, để có thể xác định đúng các nguyên nhân, vấn đề cần trải qua các giai đoạn kiểm tra chứ không thể nhìn qua hoặc tìm kiếm thông tin lỗi thang máy trên các trang mạng xã hội là nắm rõ được vì thực tế những thông tin giải đáp trên đó chưa thực sự chính xác.
Ngoài ra, cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong quá trình sửa chữa thang máy. Tất cả đều hướng đến việc đảm bảo an toàn cho các nhân viên kỹ thuật trong lúc sửa chữa cũng như an toàn sử dụng trong hộ gia đình. Vì vậy, để bảo vệ tài sản chính mình và mọi người, hãy liên hệ đội ngũ kỹ thuật viên có nghiệp vụ chuyên môn khi có thắc mắc, trục trặc hay gặp vấn đề để được tư vấn và thực hiện sửa chữa.
Vệ sinh thang máy thường xuyên bằng các loại dung dịch chuyên dụng
Thang máy giống như một căn phòng trong ngôi nhà và chúng cũng cần được vệ sinh, lau chùi hàng ngày. Các lợi ích khi bạn vệ sinh thang máy thường xuyên phải kể đến sau:
- Tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng: Thang máy gia đình thường có kích thước nhỏ, việc vệ sinh thang máy sẽ giúp điều hòa không khí, tránh những mùi hôi khó chịu.
- Duy trì hoạt động hiệu quả cho thiết bị, phụ kiện: Việc bụi bặm bám vào các thiết bị, phụ kiện quá nhiều có thể khiến máy móc hoạt động không đúng công suất. Bên cạnh đó, những hạt bụi li ti dễ dàng len lỏi vào các ngách nhỏ, lâu ngày sẽ tạo ra những trục trặc không đáng có, đặc biệt là các thiết bị thông gió trên cabin, làm giảm hiệu quả hoạt động của thang máy.
Hãy nên thường xuyên vệ sinh thang máy gia đình để đảm bảo an toàn và giữ gìn vệ sinh thang máy nhé!
2 công việc chính được gợi ý để vệ sinh thang máy đúng cách
- Vệ sinh bên trong thang máy như hố thang, hố pit, nóc cabin, phòng máy – Gọi nhân viên bảo trì để được xử lý.
- Vệ sinh vách cabin, cửa thang máy – Chủ đầu tư có thể tự vệ sinh.
Các bước vệ sinh thang máy
- Loại bỏ các bụi bẩn trên vách bằng chổi lau hoặc khăn khô.
- Với inox sọc nhuyễn thì dùng dầu diesel để đánh bóng. Tuyệt đối không dùng dầu diesel cho inox gương, thay vào đó thì dùng nước rửa kính để lau.
- Tiếp theo, vệ sinh sill dẫn hướng, cánh cửa cabin và cửa tầng.
Tuân thủ các quy định khi đi thang máy gia đình
- Không được vận chuyển quá tải trọng hoặc sử dụng thang máy sai mục đích. Ví dụ: Thang máy gia đình thường được sử dụng để người di chuyển hoặc vận chuyển các vật dụng gia đình đơn giản lên/ xuống qua các tầng, không dùng để tải hàng hóa cồng kềnh, nặng nề, gồ ghề,…. như các thang tải hàng ở trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng.
- Không đem những vật liệu có thể gây cháy, nổ, độc hại (xăng, dầu, axit…) hay vật liệu dễ dàng rơi rớt, vụn vãi (cát, sỏi,…) vào thang máy.
- Chú ý khu vực lắp đặt thang máy để tránh bị kẹt cửa đóng/ mở gây ảnh hưởng đến thang máy cũng như quá trình sử dụng.
- Khi thang máy có dấu hiệu không ổn định như: Có tiếng kêu bất thường, kẹt cửa, cửa tầng không hoạt động,… thì không nên tiếp tục sử dụng mà phải nhờ đến các nhân viên bảo trì, kỹ thuật để được tiến hành sửa chữa, kiểm tra kịp thời.
- Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn, động đất.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thang máy gia đình đúng cách, an toàn
- Bấm đúng nút lên/ xuống theo nhu cầu sử dụng để gọi thang.
- Khi thang dừng, đứng gọn một bên để người trong cabin bước ra và nhanh chóng bước vào cabin bấm tầng di chuyển, tránh để cảm biến cửa thang máy (photocell) phát cảnh báo.
- Không nên bước vào khi thang máy đã quá tải, nếu thang máy phát cảnh báo quá tải, hãy điều chỉnh lại số lượng người di chuyển hoặc hàng hóa đang vận chuyển để thang máy hoạt động đúng trọng lượng cabin cho phép.
- Khi có hỏa hoạn xảy ra hoặc nguồn điện không ổn định, hãy sử dụng thang bộ thay cho thang máy.
- Trong khi chờ thang máy, không nên đứng dựa vào cửa. Tiếp theo, cần quan sát kỹ trước khi bước vào cabin, tránh trường hợp cửa tự mở mà cabin chưa về đúng tầng hay thang máy bị lỗi, sàn cabin thấp hơn hoặc cao hơn sàn tầng.
- Đứng yên trong cabin và nắm lấy tay vịn, không đùa giỡn, nhảy mạnh hoặc đập phá thùng cabin và cửa cabin.
Xử lý tình huống khi gặp sự cố trong thang máy
- Khi trường hợp không đáng có xảy ra là gặp sự cố trong thang máy, đầu tiên bạn cần phải cố gắng giữ bình tĩnh, điều chỉnh hô hấp đều đặn.
- Nếu điện mất đột ngột, tủ cứu hộ thang máy sẽ đưa cabin về tầng gần nhất và mở cửa để bạn thoát ra ngoài, vì vậy nên hãy trang bị tủ cứu hộ thang máy để đảm bảo an toàn và đừng lo lắng vì hiện nay, các thiết bị thang máy đã được tối ưu độ an toàn một cách tốt nhất.
- Nếu không may bạn bị kẹt trong cabin, đừng cố cạy cửa cabin mà hãy tìm cách liên lạc với bên ngoài bằng nút “Intercom”, nút báo động “Emergency” hoặc điện thoại cố định trong thang máy,…
Những việc cần thực hiện trong trường hợp mưa bão, giông gió
- Kiểm tra hố PIT thang máy: Hố Pit thang máy là phần nằm âm dưới lòng đất nên đây sẽ là bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp nếu xảy ra tình trạng thấm nước, ngập úng trong các ngày mưa bão, giông gió.
- Rà soát, sửa chữa những nơi có khả năng thấm dột gây ẩm hoặc ướt.
- Che chắn cẩn thận phòng máy và nóc cabin thang máy tránh tình trạng nước mưa chảy vào phòng máy khi trời mưa, đặc biệt là những lỗ thông khí trên phòng máy. Nếu nước mưa ngấm vào các bộ phận trên, có thể gây hư hỏng, chập điện hay nhiễu điện làm mất tính an toàn cho gia đình và người sử dụng.
- Chủ động kiểm tra hệ thống điện, cắt cầu dao tổng của hệ thống thang máy khi có mưa bão, giông gió mạnh. Khi gặp sự cố, tuyệt đối không được tự ý can thiệp vào hệ thống thang máy mà cần gọi cho đơn vị cung cấp để được xử lý và giải quyết đúng cách.
Địa điểm phân phối thiết bị, phụ kiện thang máy gia đình chất lượng tại Việt Nam
Với đầy đủ nguồn nhân lực, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn,… Hạo Phương tự tin đáp ứng được hết mọi nhu cầu của các chủ đầu tư hoặc các đơn vị thi công, lắp đặt cần tìm nguồn thiết bị, phụ kiện thang máy uy tín, chất lượng và cam kết:
- Cung cấp sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 về phân phối các thiết bị điện công nghiệp.
- Chính sách bảo hành đúng chính sách của hãng.
- Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7.
- Chính sách hậu mãi đa dạng, giúp khách hàng an tâm khi sử dụng.
Nếu quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc hợp tác bền vững với Hạo Phương, hãy liên hệ ngay với Hạo Phương qua HOTLINE: 1800 6547 hoặc chat trực tuyến (góc phải màn hình).
Hạo Phương luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng!