Từ những chiếc thang chạy bằng sức người, động vật hoặc nước cho tới việc chạy bằng điện như ngày nay, thang máy đã trải qua quá trình phát triển vượt bậc và đầy đột phá như thế nào? Hãy xuôi ngược dòng thời gian về buổi sơ khai nhất để cùng tìm hiểu thêm về “Lịch sử ra đời và quá trình phát triển vượt bậc của ngành thang máy” nhé!
Lịch sử ra đời của thang máy
– Theo LiveScience, thang máy được sử dụng trong các kim tự tháp ở Ai Cập. Nhưng thang máy được sử dụng lần đầu là vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên (Theo trang Elevator History). Người được công nhận đầu tiên phát minh ra thang máy là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học người Hy Lạp – Ông Archimedes.
Thiết bị của ông chạy bằng dây và ròng rọc, dây thừng được cuộn quanh trục nhờ máy cuộn cáp và đòn bẩy. Những chiếc thang được chạy bằng sức người, động vật hoặc sức nước. Thiết bị chủ yếu dùng để nâng các vật nặng như nước và vật liệu xây dựng.
– Vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, các hệ thống thang nâng thô khác chở người bắt đầu xuất hiện. Đấu trường La Mã sử dụng thang nâng để đưa đấu sĩ và thú dữ từ dưới mặt đất lên sân đấu.
– Vào thời Trung Cổ, thang nâng là cách duy nhất để vào tu viện ở St. Barlaam, Hy Lạp, trên một đỉnh núi cách mặt đất 60 mét.
– Vào năm 1743, Vua Louis XV đã cho thiết kế một trong những chiếc thang máy đời đầu tiên chuyên dùng để chở khách, được biết đến là “ghế bay”. Hành khách đi thang máy lúc ấy phải kéo một sợi dây nối với hệ thống đòn bẩy có quả cân.
– Vào năm 1765, với sự phát minh ra động cơ hơi nước của James Watt, công nghệ thang máy đã đạt đến một giai đoạn mới. Cho phép thang máy nâng các vật nặng hơn, lớn hơn như: Than, gỗ, thép,… lên các tầng cao khi mà xây dựng bùng nổ vào thời kỳ Cách mạng Công nghiệp.
Thang máy đầu tiên sử dụng đối trọng – Đột phá vĩ đại của nhân loại
– Năm 1852 tại New York: Elisha Graves Otisgiới thiệu thiết bị an toàn đầu tiên cho thang máy, ngăn thang rơi tự do khi đứt cáp. Ông đã trình diễn sự phát minh của mình ngay trên một bục sàn được cẩu cao qua khỏi đầu đám đông và đột ngột cắt dây treo duy nhất chịu lực nối bục sàn mà ông đang đứng. Đám đông đã hết sức ngạc nhiên và có phần lo lắng. Thế nhưng chiếc thang máy đã dừng lại sau khi rơi xuống vài cm khiến tất cả đều trầm trồ, phá tan mọi nỗi lo sợ về tai nạn khi thang máy rơi.
Chính phanh an toàn mới mang tính cách mạng của ông đã giúp dừng bục sàn khỏi bị rơi xuống đất. Với phát minh này, Otis quả thật đã khởi đầu cho ngành công nghiệp thang máy, giúp các tòa nhà, cùng trí tưởng tượng của các kiến trúc sư, có thể vươn cao lên bầu trời.
=> Thang máy được đánh giá là một đột phá vĩ đại của nhân loại khi có khả năng tải hàng trăm người, đồ vật,.. cùng một lúc.
Cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thang máy
– Năm 1878, công ty Otis sản xuất ra một dòng thang máy thủy lực nhanh hơn, kinh tế hơn.
– Năm 1880, chiếc thang máy điện đầu tiên được xây dựng bởi nhà sáng chế người Đức Wener Von Siemens.
– Năm 1887, nhà phát mình người Mỹ Alexander Miles, đăng ký quyền sáng chế cho một cơ chế tự động đóng cửa cho thang máy.
– Năm 1944, Joseph Giovanni (Người Mỹ), đăng ký quyền sáng chế cho thang chắn an toàn, ngăn thang máy đóng cửa lúc hành khách đang bước vào hoặc khi vẫn còn vật cản.
– Công ty Otis Elevators, lắp đặt hệ thống điều khiển đầu tiên, tự động điều chỉnh tốc độ của thang máy vào năm 1924. Hệ thống này tự động kiểm soát gia tốc, tốc độ giữa các tầng và giảm tốc thang khi đến điểm dừng.
– Năm 1979, Otis Elevator giới thiệu bộ xử lý trong hệ thống điều khiển thang máy, được gọi là Elevonic 101 làm cho thang máy trở lên tự động hoàn toàn.
Sự phát triển không ngừng của thang máy
– Với những phát triển ấy thì đến thế kỉ XX, đây được coi là thời đại bùng nổ của ngành thang máy thế giới. Rất nhiều hãng thang máy ra đời, ra mắt các mẫu mã, sản phẩm với các loại thang máy an toàn có tốc độ cao, tiện nghi trong cabin tốt hơn, êm hơn và dừng tầng chính xác hơn,…
– Cho tới những năm gần đây, thang máy vẫn không ngừng được cải tiến với những tính năng vượt trội nhằm tăng thêm độ an toàn và trở thành thiết bị tự động hóa phổ biến, thân thiết hơn với người sử dụng, vận chuyển hàng hoá,…
– Vẫn dựa theo nguyên tắc ban đầu, song so với các thang máy trước đây thì thang máy ngày nay đã hoàn thiện hơn rất nhiều. Nếu thang máy ngày xưa chỉ đơn giản gồm một đầu nối với cần trục thông qua dây thừng hay dây cáp, đầu kia nối với bệ đỡ vận chuyển với cơ cấu chuyền động là hơi nước thì thang máy hiện nay đã có vách ngăn che xung quang bệ đỡ như một căn phòng (Phòng thang máy). Mỗi một phòng thang được kéo lên, hạ xuống bằng hệ thống dây cáp kim loại, lăn qua một ròng rọc. Hướng thẳng đứng của phòng thang máy được duy trì bằng con chuột định hướng. Phòng thang được kéo lên, hạ xuống bằng hệ thống dây cáp kim loại, lăn qua một ròng rọc, thông thường bánh ròng rọc có rãnh. Trọng lượng của phòng thang được cân bằng với một đối trọng, nghĩa là sự chuyển động của thang máy luôn luôn đồng bộ hóa bằng đối trọng lẫn nhau.
– Ngoài ra, những thang máy ngày nay còn có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động nhờ trang bị công nghệ điều khiển được lập trình sẵn chương trình phần mềm trong bộ vi xử lý. Bảng điều khiển thực hiện hoạt động thang máy lắp đặt tại cửa tầng và cửa buồng.
Nguồn: Tổng hợp