Bạn đã hiểu và biết? Bạn nên đọc hết bài này, cho dù đang rất bận.
Chính trực là cái gốc của phát triển bền vững. Phát triển bền vững trong hợp tác làm ăn, trong quan hệ xã hội và trong cả quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.
“Chính trực” đáng buồn hai từ cao quý này hầu như rất bị nhiều người xem nhẹ, chưa được hiểu đúng và bị vi phạm thường xuyên. Sau đây, Hạo Phương xin chia sẻ đến tất cả mọi người một câu chuyện có thật do nhà văn Pécaut (người Pháp) kể lại, câu chuyện đầy xúc động, mà ông đã gặp một lần trong đời để rồi vẫn còn nhớ mãi, không thể nào quên được.
Câu chuyện: Cậu bé chính trực
Một hôm, tôi vừa ra khỏi nhà thì một em bé trạc 12 tuổi chạy đến van nài tôi mua giúp em một hộp diêm quẹt. Động lòng thương, tôi rút ví ra định mua, nhưng tôi lại chỉ có toàn tiền chẵn. Tôi đang ngần ngại thì thằng bé nói ngay: “Không sao ông ạ, xin ông cứ vui lòng đưa tiền cho cháu, cháu sẽ chạy đi tìm chỗ đổi tiền rồi trở lại trả cho ông ngay”.
Tôi nhìn thằng bé với một thoáng nghi ngờ. Nó vội nói:
“Thưa ông, cháu không phải là một thằng ăn cắp đâu ạ!”.
Quả vậy, gương mặt xanh xao của nó có vẻ thành thật đến mức tự hào. Tôi liền trao cho nó một đồng tiền vàng, và nó chạy biến ngay về hướng cuối phố. 5 phút trôi qua, rồi 10 phút, tôi bắt đầu hồ nghi sự ngay thẳng của thằng bé. Và nửa giờ sau thì tôi hết kiên nhẫn, bỏ đi tiếp tục cuộc dạo phố, lòng thầm nhủ sẽ chẳng bao giờ còn tin vào những bọn lêu lổng đầu đường xó chợ như thế nữa…
Buổi trưa, khi về tới nhà, đúng chỗ ban sáng thì tôi lại thấy một đứa bé hơn, chỉ độ 8, 9 tuổi, khuôn mặt giống “thằng ăn cắp” như tạc. Nét mặt nó bộc lộ một sự lo âu tuyệt vọng.
Nó thổn thức nói với tôi:
“Thưa ông, có phải ông đã đưa cho anh cháu một đồng tiền vàng không ạ? Đây là chỗ tiền lẻ. Chính anh cháu nhờ gửi lại cho ông. Chúng cháu đều là trẻ mồ côi nhưng không phải là bọn ăn cắp. Anh cháu không thể trao tận tay ông ngay lúc sáng là vì anh cháu đã bị xe đụng khi vội chạy đi tìm chỗ đổi tiền. Cháu… cháu sợ rằng anh cháu chết mất thôi…”.
Tôi bàng hoàng vội hỏi thằng bé trong tiếng nghẹn ngào:
“Thế bây giờ anh cháu nằm ở đâu? Dắt bác đến gặp anh cháu ngay đi…”.
Tôi rảo bước gần như chạy sau em bé. Chúng tôi rời khỏi những khu phố giàu sang để lách vào những con hẻm lầy lội tối tăm của một khu lao động nghèo khổ…
Em bé dừng lại trước một căn lều xiêu vẹo. Trong một xó tối, tôi nhận ra thằng bé bán diêm quẹt ban sáng. Nó nằm dài bất động trên một đống áo quần cũ rách, mặt trắng bệch vì mất khá nhiều máu.
Nó thều thào nhìn tôi: “Thưa ông, xin ông lại gần cháu hơn một chút với…”.
Tôi tiến lại gần, quỳ một chân, cúi xuống đỡ lấy bàn tay nhỏ bé và lạnh ngắt. Em nói với tôi, ánh mắt lấp lánh niềm vui ngây thơ:
“Em cháu đã đưa chỗ tiền lẻ cho ông rồi phải không ạ? Ông thấy không, chúng cháu đâu có phải là những đứa lừa gạt và ăn cắp. Cháu chỉ có mình nó là em ruột, cháu bị tai nạn thế này, rồi đây… Ôi trời ơi, rồi đây em cháu sẽ ra sao đây?”.
Tôi lặng lẽ cúi xuống hôn lên vầng trán bị giập nát vì vết thương của em, và tôi đã hứa với em rằng tôi sẽ hết lòng chăm sóc thằng bé thay cho em. Tôi nói chuyện với em được một lúc, bàn tay gầy guộc của em cứ để mãi trong tay tôi…
Tội nghiệp thằng bé, tôi biết vết thương rất trầm trọng, không còn có thể làm gì để kịp cứu chữa cho em. Thằng bé có lẽ đã cố gắng thoi thóp sống chỉ cốt để gặp được tôi, trăn trối một lời cuối cùng. Bây giờ thì em không còn rên rỉ đau đớn nữa, đôi mắt em liếc nhìn đứa em thân yêu rồi chớp chớp nhìn tôi với một vẻ bình thản gần như hạnh phúc…
Đấy, người bạn bé nhỏ của tôi đã chết như thế đấy.
Thằng bé đã cho tôi biết thán phục và thương cảm trước một tâm hồn trẻ thơ vô cùng trong trắng ngay giữa cảnh đời nghèo khó và đau khổ đến cùng cực…
Đôi lời chia sẻ
- Sau khi đọc xong câu chuyện trên bạn có những suy nghĩ gì?
- Liệu rằng chúng ta có được tấm lòng chính trực như cậu bé trên hay chưa? Nếu đã có chúng ta đã thể hiện nó như thế nào và có đủ tốt?
Chúng ta có thể thấy đó đây trên thế gian này, trong những mảnh đời bất hạnh, những manh áo rách, vẫn còn có những tấm lòng nhân hậu, những nhân cách tuyệt vời đúng không nào. Vì vậy chúng ta đừng bao giờ coi thường người khác, đừng nhìn vẻ ngoài của họ mà đánh giá! Như chú bé nhỏ trên đây, tuy bề ngoài nghèo khổ mà tấm lòng lại cao thượng biết bao! Xã hội hiện đại có còn những tấm gương đẹp đẽ như thế này không?
Qua đây Hạo Phương cũng nêu cao: Mỗi một nhân viên phải biết khiêm tốn lắng nghe ý kiến của mọi người trong xã hội, của tập thể và đồng nghiệp đó là lòng chính trực. Có nhiều người cho rằng: Chính trực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tùy và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra nếu thiếu lòng chính trực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Ðồng thời khi có lòng chính trực, con người ta luôn dễ dàng tùy cơ ứng biến một cách linh hoạt trước mọi hoàn cảnh và nảy ra những ý tưởng mới mẻ trong công việc. Công ty luôn đề ra các biện pháp để nuôi dưỡng và bồi đắp lòng chính trực đối với nhân viên của mình vì lòng chính trực chính là tâm thế cơ bản nhất giúp cho việc kinh doanh thành công trên mọi ý nghĩa. Think together!
Hạo Phương là nhà nhập khẩu và phân phối các thiết bị điện công nghiệp của các thương hiệu lớn trên thế giới. Đồng thời Hạo Phương cũng là nhà thầu xây dựng công trình và tích hợp hệ thống công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ qua Hotline: 1800 6547
Hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!